Bình Định hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

Gương, mô hình tiêu biểu Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khời nghiệp, lập nghiệp

Khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của thanh niên không hề dễ dàng mà thanh niên còn gặp phải rất nhiều rào cản, để các hoạt động khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh triển khai đạt hiệu quả, trong năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp trên các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các hoạt động hỗ trợ các dự án, ý tưởng, tư vấn, hỗ trợ ĐVTN như: hỗ trợ vay vốn, khuyến khích, động viên ĐVTN tham gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua cuộc thi “Thanh niên Bình Định khởi nghiệp sáng tạo lần thứ I, năm 2021, giới thiệu các dự án tham gia cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc, đã có những sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm hữu cơ, nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc từ tự nhiên; quy trình sản xuất có giải pháp bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn tích cực hỗ trợ các “start-up” về kết nối với các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp; tạo sân chơi để trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm thông qua các mô hình, CLB khởi nghiệp; tập huấn khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao; quảng bá giới thiệu sản phẩm.… Riêng về kênh vay vốn, Tỉnh đoàn đang hỗ trợ nguồn vốn qua Quỹ Thanh niên Bình Định khởi nghiệp, lập nghiệp với mỗi dự án giải ngân 200 triệu đồng, nguồn vốn vay giải quyết việc làm và vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội. Sắp tới, một số mô hình thích ứng biến đổi khí hậu sẽ được tạo nhiều điều kiện phát triển hơn nữa.

Không ít bạn trẻ khởi nghiệp của Bình Định – mảnh đất miền Trung nắng gió, chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu đã mạnh dạn triển khai những kế hoạch, dự án khởi nghiệp, lập nghiệp đạt hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của Đoàn thanh niên cấp tỉnh, tiêu biểu như các mô hình sau:
1. Mô hình Ứng dụng KH&CN trong sản xuất và phân phối phôi Nấm Bào Ngư trên địa bàn tỉnh Bình Định của anh Nguyễn Xuân Truyện tại xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân, với kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ, đây là mô hình sản xuất sạch không sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, do đó góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động nhàn rỗi tại địa phương, phát triển nghề trồng nấm ở Bình Định, mô hình của anh mỗi năm thu về tiễn lãi hơn 900 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương. Hiện anh đang được hỗ trợ vay vốn từ nguồn vốn giải quyết việc làm qua kênh Đoàn thanh niên với số vốn 200 triệu đồng.

2. Mô hình sản xuất các sản phẩm, chén, dĩa muỗng từ mo cau, vỏ dừa thân thiện môi của anh Nguyễn Sơn tịnh với thương hiệu Công ty TNHH Equana Việt Nam tại thôn Tài Lương, phường Hoài Thanh Tây, TX Hoài Nhơn được hỗ trợ vay vốn 200 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ thanh niên Bình Định khởi nghiệp, lập nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh.


3. Mô hình Ứng dụng công nghệ Iots trong sản xuất phôi nấm Trần Quang Tiến tại thôn An Giang Đông, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, dự án của anh được hỗ trợ hoàn thiện tham gia cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc.

4. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, thích ứng với biến đổi khí hậu của anh Trần Bảo Diệp, tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, hiện nay đoàn thanh niên đang hỗ trợ trong công tác quảng bá thương hiệu và mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.


5. Mô hình trồng rau thuỷ canh thích ứng với biến đổi khí hậu của anh Lê Xuân Lâm ở thôn Lộc Ngãi, xã Phước Quang huyện Tuy Phước, mô hình đang được Tỉnh đoàn hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục vay vốn mở rộng quy mô.

Kim Thoa – Ban Phong trào Tỉnh đoàn

Trả lời