Trong những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn luôn đồng hành cùng các thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, nhiều bạn trẻ mạnh dạn phát triển các ý tưởng kinh doanh có tính khả thi, đặc biệt trong triển khai các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Trong những năm qua, phong trào trồng nấm rơm đã phát triển nhanh vì nhu cầu thị trường sử dụng ngày càng nhiều hơn nhưng đối với các mô hình trồng nấm hiện nay theo phương pháp truyền thống là đa số. Một trong số các mô hình mới trồng nấm rơm khác mới truyền thống đó là anh Trần Thành Văn trú tại xã Canh Hiển, huyện Vân Canh đã phát triển mô hình trồng nấm rơm của mình bằng phôi thải của nấm bào ngư nhằm bảo vệ môi trường và tăng năng suất kinh tế cho mô hình trồng nấm rơm của mình.
Nhận thấy mô hình khởi nghiệp của anh Văn có tính khả thi cao và góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã hỗ trợ anh với nhiều hình thức, hoạt động:
+ Tập huấn, huấn luyện tập trung về khởi nghiệp cho dự án.
+ Liên hệ các cô vấn hỗ trợ dẫn dắt 1:1 trong thời gian 03 tháng.
+ Hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ, thủ tục dự án giới thiệu qua Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Định để ươm tạo dự án.
+ Kết nối sản phẩm của dự án với các doanh nghiệp và hỗ trợ kêu gọi đầu tư vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Giới thiệu, hỗ trợ dự án tham gia trưng bày triển lãm tại các hội chợ sản phẩm khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ, thủ tục dự án để sản phẩm đạt được đánh giá là sản phẩm OCOP.
Thông qua các hình thức hỗ trợ từ Tỉnh đoàn, trong năm 2023 sản phẩm nấm rơm của anh Trần Thành Văn đã được đánh giá là sản phẩm OCOP 2 sao.