Đoàn đại biểu tham dự Ngày hội văn hoá sinh viên Việt – Lào năm 2024 tại thị xã An Nhơn

Chưa được phân loại
Sáng ngày 28/9/2024, nhân kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (02/12/1975 – 02/12/2024), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Ngày hội văn hoá sinh viên Việt – Lào, tự hào tình nghĩa sắt son” năm 2024, nằm trong chuỗi các hoạt động Ngày hội văn hoá sinh viên Việt – Lào, tự hào tình nghĩa sắt son” năm 2024, đoàn đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích Chi Bộ Hồng Lĩnh (Đại An, Nhơn Mỹ); tham quan, tìm hiểu nét đặc sắc của làng nghề làm nón lá Gò Găng (Nhơn Thành) và làng nghề làm gốm Vân Sơn (Nhơn Hậu) thị xã An Nhơn.
    
Tại Chi bộ Hồng Lĩnh, đoàn đại biểu được nghe thông tin tuyên truyền về tình hình thế giới, khu vực; Chi bộ Hồng Lĩnh là một trong năm tổ chức Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Bình Định, được thành lập vào ngày 20/10/1936 tại núi Hòn Chùa, thôn Đại An, xã Nhơn Mỹ, tỉnh Bình Định. Chi bộ có vai trò rất quan trọng trong quá trình lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Bình Định. Khu di tích Chi bộ Hồng Lĩnh là một địa chỉ đỏ, nơi tổ chức các hoạt động tưởng niệm, hoạt động về nguồn của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là đoàn viên, thanh niên trong và ngoài tỉnh nhiều năm qua.
Chiếc nón Gò Găng bây giờ là sự kết hợp hài hòa giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa ngày xưa. Nó tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm tính cầu kỳ thái quá, hợp với dân lao động một nắng hai sương. Song, không vì lẽ đó mà mất đi vẻ duyên dáng nên thơ. Ngược lại, với dáng thanh mảnh riêng biệt của mình, nó được nhắc đến nhiều trong thơ ca nhạc họa.
Nghề gốm Vân Sơn thừa hưởng truyền thống sản xuất gốm của người Chăm. Gốm Vân Sơn trải bao thăng trầm vẫn mang vẻ đẹp ấm trầm, tươi như màu gạch tháp. Làng nghề Vân Sơn chuyên sản xuất gốm đất nung với những sản phẩm phong phú phục vụ đời sống thường ngày như chum, chậu, ang, khạp, chậu kiểng các loại, vò, nồi, siêu, ấm, lò, om đất, heo đất,… gốm Vân Sơn vẫn theo những chuyến xe đi khắp mọi miền đất nước.

Trả lời