Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ dự án Sản xuất các sản phẩm từ sen – kết nối du lịch sinh thái, trải nghiệm tại địa phương của anh Nguyễn Văn Xong, và dự án Phát triển sản phẩm xà bông rủa mặt từ Nghệ, Gừng của chị Phan Thị Bích Cẩm – Các dự án đạt giải cao tại Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo Thanh niên Bình Định” lần thứ III, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nhu cầu về vốn, quy trình sản xuất, cách thức đăng ký sản phẩm đạt OCOP… để hướng dẫn đoàn viên thực hiện đạt các tiêu chuẩn của một sản phẩm OCOP.
Hỗ trợ trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh
Hỗ trợ trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh
Tỉnh đoàn hỗ trợ vốn khởi nghiệp với số tiền 30.000.000đ cho anh Nguyễn Văn Xong
Anh Nguyễn Văn Xong chia sẻ về quá trình khởi nghiệp tại cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Bình Định” lần thứ IV
Hỗ trợ quảng bá sản phẩm của đoàn viên lên wedsite OCOP của Tỉnh đoàn
Các hoạt động hoạt động không chỉ nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi triển khai các chủ trương trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); mà còn góp phần phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho đoàn viên, thanh niên; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững./.
H Liễu – Ban Phong trào