Trong những năm qua, phong trào “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác phát triển kinh tế, vượt lên khó khăn ổn định cuộc sống gia đình trên chính mãnh đất quê hương mình” được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Nhiều Đoàn viên, thanh niên đã đi lên từ hai bàn tay trắng từ sự hướng dẫn hỗ trợ của Đoàn phường thông qua việc khai thác, quản lý ngồn vốn tín dụng ưu đãi của hoạt động ủy thác sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hoài Nhơn, chủ động đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống, để trở thành gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế của địa phương.
Điển hình là anh Lê Tiến Qui, ở tổ 6, khu phố Giao Hội 1, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, từ số tiền vay hỗ trợ ban đầu là 50 triệu đồng giải quyết việc làm, sau đó anh Qui tiếp tục vay 100 triệu đồng cho đối tượng thoát nghèo đã phát huy tốt hiệu quả cao.
Chúng tôi đến tham quan mô hình trồng tiêu và chăn nuôi của thanh niên Lê Tiến Qui, ở tổ 6, khu phố Giao Hội 1, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, trên con đường quanh co dọc kênh mương công trình thủy lợi của phường, cuối cùng chúng tôi cũng đến được ngôi nhà nằm giữa khu đất rộng bao phủ màu xanh của anh Qui. Điều làm chúng tôi ấn tượng đầu tiên từ đầu ngõ là vườn tiêu xanh mượt, xen kẻ là những chùm trái trĩu nặng đã ngã màu báo hiệu cho mùa thu hoạch tiêu đã đến, khi đi sâu vào trong thì ngôi nhà được xây mới kiên cố, mọi vật dụng trong nhà tương đối đầy đủ và tươm tất.
Sau khi biết chúng tôi đến tham quan mô hình của mình, anh rất vui và dẫn chúng tôi đi một vòng để được tận mắt thấy được thành quả mà gần 4 năm qua anh nỗ lực hết mình, phát huy rất có hiệu quả từ nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hoài Nhơn.
Khi được hỏi về mô hình trồng tiêu kết hợp chăn nuôi của gia đình, anh Qui dừng lại một lát rồi mới tận tụy kể lại: Trước khi học hết lớp 9, vì điều kiện gia đình khó khăn, bố thì bị mù hai mắt, mẹ đã lớn tuổi không thể gánh vác được nữa, nên anh quyết định nghỉ học vào thành phố để kiếm việc làm phụ giúp gia đình, là thế một mình xách balo lên một mình đến thành phố xa lạ, từng con đường dòng người nối nhau tấp nập, anh cảm thấy cô đơn, nhưng cũng cố gắng đi xin hết việc này đến việc khác để kiếm tiền gửi về phụ giúp gia đình, đầu tiên anh vừa phụ hồ vừa học nghề sơn nước, qua mấy năm khi cảm thấy cứ đi làm thuê thế này thì chỉ đủ sống qua ngày không thể phụ giúp gia đình được, cuối năm 2017 anh quyết định về quê, được sự hỗ trợ hướng dẫn của Đoàn phường Hoài Tân, anh đã tiếp cận được nguồn vốn vay 50 triệu đồng giải quyết việc làm từ ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hoài Nhơn, về mua dụng cụ sơn nước để trực tiếp nhận công trình làm và sau đó tiếp tục vay 100 triệu đồng để về chăn nuôi và mở rộng vườn tiêu hiện có, qua tham khảo trên mạng xã hội và tập huấn tại địa phương, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao, từ vài chục trụ tiêu nay đã lên 400 trụ tiêu nặng trĩu quả, trung bình mỗi năm cho năng suất khoảng 1,2 tấn tiêu tươi, khi đi đến gần cuối mãnh đất là trang trại nuôi gia súc, gia cầm, trong trại luôn duy trì số lượng vật nuôi: 2 con bò , 6 heo sinh sản, heo con và heo thịt khoảng 50 con, gà 60 con. Chuồng trại thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ nên không có mùi hôi.
Khi được hỏi về hiệu quả của mô hình trồng tiêu và chăn nuôi của gia đình, anh Qui hồ hởi nói tiếp: sau một thời gian cố gắng hết mình cộng với sự hộ trở của gia đình, hàng năm thu nhập từ cây tiêu và chăn nuôi cũng tiển triển lên khoảng trên 100 triệu đồng/năm, nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của Đoàn phường từ nguồn vốn chính sách được vay với số tiền tích lũy được, tôi đã xây dựng lại được ngôi nhà mới, mua đầy đủ đồ dùng, tiện nghi phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong nhà cũng tươm tất.
Hiện tại gia đình cũng không phải lo nghỉ nhiều về vấn đề kinh tế, cuộc sống ổn định, anh Qui còn nhiệt tình hướng dẫn cách sử thức sử dụng vốn vay chính sách và kỹ thuật phát triển chăn nuôi và trồng tiêu cho ĐVTN, bà con nhân dân.
Qua câu chuyện của anh Lê Tiến Qui, cho thấy nếu thanh niên có ý chí và quyết tâm, mạnh dạn dám nghỉ dám làm sẽ được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã đưa những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mới kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm học tập được trong thực tiễn để tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng vốn có tại địa phương.
Hy vọng mô hình sản xuất trồng tiêu kết hợp chăn nuôi sẽ phát triển mạnh hơn. Qua đó, góp phần mang lại thành công hơn nữa trên con đường khởi nghiệp của mình, tạo động lực cho nhiều bạn trẻ học tập vươn lên trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn ngày càng phát triển.
Châu Thanh – PBT Đoàn phường Hoài Tân