Tỉnh đoàn Bình Định đã hoàn thành chỉ tiêu hỗ trợ ít nhất 03 xã triển khai chương trình mỗi xã 01 sản phẩm (OCOP) và có 01 sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP. Gồm các sản phẩm tại các xã:
1. Sản phẩm trà nụ Hoa Hòe Dulal xã Ân Hảo Đông huyện Hoài Ân.
2. Sản phẩm mật ong dú Thành Tín tại xã Ân Tín, huyện Hoài Ân
3. Sản phẩm Dầu đậu phộng bà cũ, thôn Định Thái, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh
4. Sản phẩm bột ngũ cốc Cô Ba tại phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn
5. Sản phẩm Bánh canh rau củ tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn
Từ kết quả này, các cấp bộ Đoàn tiếp tục phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương, tích cực triển khai, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu trên chính quê hương mình.
Anh Tô Vũ Thành Tín ở xã Ân Tín, huyện Hoài Ân sinh ra trong gia đình nông nghiệp, bản thân anh tốt nghiệp đại học, làm việc trong ngành xây dựng ở thành phố. Cơ duyên đến với nghề là trong một lần đi dạo rừng, tình cờ gặp tổ ong dú đóng bộng làm mật anh mang về đặt trong vườn. Qua tìm hiểu thì mới biết là mật ong dú có giá trị như 1 loại dược liệu nên anh say mê nghiên cứu và quyết định nhân đàn để nuôi. Từ đó anh quyết định nghỉ việc, về quê ở miền núi lập trang trại nuôi ong dú, các loại chim trĩ, công, gà kiểng… cho thu nhập cao, trở thành mô hình điểm, điển hình cho phòng trào thành niên lập nghiệp của địa phương.
Trong năm vừa qua, sản phẩm mật ong dú Thành Tín của anh đã tham gia đánh giá và được phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Anh Tín chia sẻ: “Trong quá trình tham gia OCOP, tôi thường xuyên được các cấp bộ Đoàn phối hợp với cơ quan chuyên môn hỗ trợ, định hướng, xây dựng dữ liệu sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, ghi nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch mẫu mã, bao bì sản phẩm… đáp ứng những yêu cầu chương trình OCOP đặt ra. Nhờ tham gia OCOP, sản phẩm mật ong dú của tôi đã xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, có bao bì, nhãn mác hoàn thiện, hiện đại, tăng sản lượng bán ra hơn trước”.
Từ tổ ong dú đầu tiên đến nay anh Tín đã nhân đàn lên gần 200 tổ. Mỗi năm, anh Tín thu được khoảng 100 lít mật, cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Đến nay, sản phẩm mật ong dú Thành Tín đã tạo được vị trí trên thị trường và ngày càng thu hút được nhiều khách hành trong và ngoài tỉnh tin tưởng sử dụng.
Ngoài nuôi ong dú, anh Tín còn nuôi thành công chim trĩ sinh sản. Hiện trang trại của anh có trên 1.000 con, trong đó 500 chim trĩ sinh sản, gần 200 chim trĩ trống, còn lại là trĩ bán thịt. Thành công với mô hình trang trại nuôi ong dú kết hợp nuôi chim trĩ nhưng anh Tín không giấu nghề, giữ riêng cho mình mà sẵn sàng giúp đỡ và chuyển giao kỹ thuật, con giống cho những người có nhu cầu chăn nuôi theo mô hình này để phát triển kinh tế gia đình.
Việc hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP giúp các đoàn viên, thanh niên tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn liên quan đến thủ tục, quy định đăng ký sản phẩm. Hiện, hồ sơ các sản phẩm tương đối hoàn thiện và trình Hội đồng OCOP các cấp sơ duyệt.
Bên cạnh sản phẩm mật ong dú của anh Tín, sản phẩm trà nụ Hoa Hòe Dulal xã Ân Hảo Đông huyện Hoài Ân cũng được công nhận sản phẩm OCOP và dự án sản phẩm Dầu đậu phộng bà cũ, thôn Định Thái, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh, Sản phẩm Bánh canh rau củ tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn và sản phẩm Bột ngũ cốc Cô Ba tại phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn đang được Tỉnh đoàn hỗ trợ hoàn thiện quy trình công nhận sản phẩm OCOP.
Việc hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP giúp các đoàn viên, thanh niên tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn liên quan đến thủ tục, quy định đăng ký sản phẩm. Hiện, hồ sơ các sản phẩm tương đối hoàn thiện và trình Hội đồng OCOP các cấp sơ duyệt.
Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn