Vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống đối với thế hệ trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số là đặc biệt quan trọng. Thế hệ trẻ là nguồn nhân lực tiếp cận với chuyện đổi số nhanh nhất, rộng nhất và sâu nhất. Vì thế môi trường số hóa ảnh hưởng rất lớn đối với thế hệ trẻ thanh thiếu niên, chúng ta cần phân tích, đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trong tình hình mới hiện nay; đồng thời, đề xuất các giải pháp giúp tăng cường chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.
Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay; công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới trong bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập quốc tế sâu rộng.
Lênin đã từng nói “Đoàn Thanh niên và toàn thể thanh niên nói chung muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thì đều phải học chủ nghĩa cộng sản” Vì vậy, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên thực chất là sự chuẩn bị chủ thể cách mạng cho hiện tại và tương lai; phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, chiến lược của Đảng và các tổ chức chính trị – xã hội do Đảng lãnh đạo. Chúng ta cần phải chủ động triển khai giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng ngay từ sớm. Công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ phải là một quá trình thường xuyên, lâu dài, thậm chí là cuộc đấu tranh không khoan nhượng với các phản giá trị lạc hậu, lỗi thời, phản động và không còn phù hợp với thực tiễn.
Chuyển đổi số mang lại một không gian thông tin, văn hoá vô cùng sống động, đa dạng và cả yếu tố phức tạp “Thông tin bổ dưỡng nhiều, thông tin độc hại cũng không ít”. Thói quen sử dụng mạng xã hội thường xuyên, thậm chí lạm dụng, phụ thuộc không gian mạng cũng làm tăng nguy cơ về sự xuống cấp về đạo đức, lối sống lành mạnh của thế hệ trẻ, làm xói mòn giá trị đạo đức truyền thống, nét đẹp văn hóa dân tộc; mất nhiều thời gian cho những giá trị “ảo”, không để tâm đến những “giá trị thực tế”…
Từ thực trạng đó đặt ra những yêu cầu, bài toán mới đối với cả hệ thống chính trị trong giáo dục, bồi dưỡng đoàn viên, thanh niên, trang bị cho thế hệ trẻ một “bộ công cụ” để trở thành những “công dân số”, tự tin, an toàn và vững vàng bước đi trong không gian số.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tiếp tục kiên định những nội dung mang tính nguyên tắc, “bất biến” về lý tưởng cách mạng, đạo đức cách mạng, nền tảng tư tưởng của Đảng; nhưng cũng cần “ứng vạn biến”, không ngừng đổi mới, nội dung, phương thức hoạt động để phù hợp với nhận thức, nhu cầu, thị hiếu của thanh niên. Trong đó, tập trung chuyển hướng công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn từ một chiều thành đa chiều, có sự tương tác thường xuyên giữa tổ chức Đoàn với đoàn viên, thanh niên. Chú trọng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, phản hồi của thanh niên để điều chỉnh cách tiếp cận. Sử dụng nhiều kênh, nhiều biện pháp, môi trường để tuyên truyền, giáo dục…
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ theo Chỉ thị số 42-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030”. Đồng thời, đây cũng là chất liệu để các cơ quan có liên quan có căn cứ, tiếp tục nghiên cứu, xác lập các giải pháp mới, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh niên trong bối cảnh chuyển đổi số,
Sưu tầm