Tuy Phước: tổ chức Chương trình Seminar “Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam, Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục”

Hoạt động cấp cơ sở Hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Theo thống kê của các tổ chức khoa học và kinh tế quốc tế, Việt Nam là một trong 5 nước phát triển thải rác thải nhựa vào môi trường đại dương nhiều nhất. Từ quan sát thực tế, khả năng hiểu biết về môi trường và hệ sinh thái của người dân Việt Nam hiện đang còn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết chưa đầy đủ này về môi trường và hệ sinh thái đã dẫn đến tình trạng vứt rác tùy tiện ra môi trường xung quanh. Qua cơ sở thực tế, nhóm các nhà khoa học và kinh tế môi trường của các trường đại học Mỹ phối hợp với Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành tại Quy Nhơn thực hiện đề án có tiêu đề “ Giảm thiểu rác thải nhựa vào đại dương qua phương thức giáo dục ở Việt Nam”. Bình Định là tỉnh được ban tổ chức lựa chọn làm mô hình thí nghiệm và hy vọng sẽ được ứng dụng cho các tỉnh thành khác trong lương lai. Chương trình giáo dục này được tài trợ bởi Hội Địa lý toàn cầu và Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam.
Sáng ngày 7/1/2020 tại Trường THPT số II Tuy Phước, trường Đại học Quy Nhơn và trường Đại học LOYORA (Mỹ) đã tổ chức buổi seminar với chủ đề “Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam, Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục”. Tham dự chương trình có GS. Hoàng Chung Thẩm – Đai học LOYOLA (Mỹ), TST Angela Esel ĐH Loyola-Mỹ, TS Trần Thanh Sơn- ĐH Quy Nhơn, TS Nguyễn Văn Chí-ĐH Quy Nhơn; về phía nhà trường có Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chấp hành đoàn trường, các giáo viên cùng 100 ĐVTN học sinh cùng tham dự.
Với mục đích trang bị những kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ đoàn, cán bộ giáo viên, cũng như các em học sinh trong trường về tác hại và biện pháp xử lý rác thải nhựa. Trong buổi seminar, Học sinh và giáo viên của trường rất hăng hái tham gia chương trình, đặt nhiều câu hỏi chất vấn và giao lưu cùng với đơn vị báo cáo, cùng đơn vị báo cáo tham gia các hoạt động thu gôm và phân loại rác thải nhựa trong trường và khu vực xung quanh.
Đây là hoạt động vô cùng thiết thực để các thầy cô giáo cùng các em học sinh chung tay cùng các nhà quản lý, cộng đồng giải quyết rác thải nhựa. Vì trong nhà trường, chính các em học sinh kể cả cấp 1, 2, 3 là những người truyền đi thông điệp nâng cao nhận thức cho gia đình mình, bố mẹ mình và cho cả cộng đồng. Chính các em truyền đi thông điệp về trách nhiệm của tuổi thanh niên, tuổi thiếu niên đối với xã hội về giảm thiểu tác hại của rác thải nhựa.
Thu Diệu – Huyện đoàn Tuy Phước

Trả lời