CHÀO MỪNG 45 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG TỈNH BÌNH ĐỊNH Từ một mốc son chói lọi đến tương lai rạng rỡ

Chưa được phân loại mỗi tuần 1 câu chuyện đẹp Tin tốt, chuyện đẹp

Những ngày cuối tháng 3, khắp nơi trong tỉnh một lần nữa sống lại không khí hào hùng của những năm tháng lịch sử vẻ vang của dân tộc. Cách đây 45 năm, quân và dân Bình Ðịnh đã đồng loạt tổng công kích, nổi dậy giải phóng TX Quy Nhơn, giải phóng toàn tỉnh Bình Ðịnh.

Phối hợp giải phóng quê nhà

Ngày 24.3.1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. Chớp thời cơ quan trọng này, Tỉnh ủy Bình Định chỉ đạo các cấp ủy Đảng, nòng cốt là bộ đội chủ lực phối hợp với du kích địa phương liên tục thực hiện các đòn đánh hiểm, hỗ trợ các đoàn thể, lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Huyện ủy Hoài Nhơn lãnh đạo quân và dân trong huyện tiến công và nổi dậy giải phóng toàn huyện lúc 10 giờ sáng 28.3, tiếp đó là các huyện: Phù Mỹ, Phù Cát, Bình Khê, An Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh.

“thắng giải phóng tỉnh Bình Ðịnh và TP Quy Nhơn là thành công của sự kết hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công: Tiến công quân sự, nổi dậy của nhân dân và sự phản chiến của binh sĩ địch. Các LLVT giải phóng, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích phối hợp chiến đấu nhịp nhàng, tiến công kiên quyết, dứt điểm nhanh chóng. Nhân dân vốn có truyền thống cách mạng kiên cường, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của những năm 1954, Tết Mậu Thân và năm 1972, anh dũng vùng lên phá tan bộ máy kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Ðược đồng bào thuyết phục, kêu gọi, nhiều binh sĩ của đối phương quay súng về với cách mạng. Không mắc mưu kẻ địch, nhân dân bị chúng cưỡng ép di cư đã đấu tranh quay trở về làng xóm của mình”.

(Báo Nhân dân ngày 2.4.1975)

Tại TX Quy Nhơn, Thị ủy chủ động phối hợp với Trung đoàn 93 (bộ đội địa phương tỉnh) bí mật cơ động, tập kết tại xã Phước Hậu rạng sáng 31.3. Lợi dụng lúc địch lúng túng, phòng ngự sơ hở, ta bất ngờ đánh chiếm khu 5, núi Một, cầu Đôi, cầu Sông Ngang; khống chế hậu cứ Sư đoàn 22, sân bay, quân cảng của địch.

Đội biệt động bất ngờ đánh chiếm Ty Cảnh sát, phá nhà lao trung tâm, giải thoát hơn 1.000 đồng chí. Pháo binh của ta đặt trên núi Một chi viện cho đơn vị Đặc công nước 598 chiếm lĩnh mũi Tấn, Quân cảng Quy Nhơn. Đồng thời, phối hợp với bộ đội, các đoàn thể huy động hơn 11.000 quần chúng chiếm Dinh Tỉnh trưởng, nhà lao, Ty Công an; phối hợp với du kích, tự vệ mật, an ninh vũ trang truy quét tàn quân, bảo vệ các kho tàng. Đến 20 giờ ngày 31.3.1975, toàn tỉnh Bình Định đã hoàn toàn giải phóng.

“Với chiến thắng ngày 31.3.1975, giải phóng hoàn toàn quê hương, Đảng bộ, quân dân Bình Định đã góp phần xuất sắc cùng Đảng bộ, quân dân các tỉnh miền Nam, cùng cả nước thực hiện trọn vẹn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho ngụy nhào”, tiếp theo chiến công “đánh cho Mỹ cút”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” (Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định 1954 – 1975).

Đóng góp vào chiến công vang dội ấy là biết bao thương binh, liệt sĩ và những người cha, người mẹ. Ngày 19.8.1975, gia đình ông Lê Ngọc Anh (hiện ở thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước) được UBND Cách mạng Khu Trung Trung bộ tặng bằng Gia đình Kháng chiến. Ông được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba; người vợ – bà Nguyễn Thị Đặng được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Người con trai – liệt sĩ Lê Văn Don hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

“Để tiến đến ngày giải phóng, chúng tôi đã giành từng tấc đất với địch ở “vùng đệm” Tuy Phước. Đặc biệt, đáng nhớ nhất là những lần đụng độ với Sư đoàn Mãnh Hổ (Nam Triều Tiên) hết sức mưu mô, quỷ quyệt và tàn ác”, ông Lê Ngọc Anh chia sẻ.

Trả lời