Di tích lịch sử và thắng cảnh khu căn cứ Núi Bà

Chuyển đổi số, nâng cao năng lực số trong thanh niên Hành trình đến với địa chỉ đỏ

        Di tích lịch sử và thắng cảnh khu căn cứ Núi Bà hiện tọa lạc tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Di tích nằm ở phía Đông Nam huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về phía Bắc và cách huyện lỵ Phù Cát 12 – 15 km về phía Các sử gia triều Nguyễn gọi Núi Bà là Phô Nghinh Đại Sơn. Với vị trí địa lý phía đông giáp biển, phía tây là Quốc lộ số 1, Núi Bà trở thành một địa điểm rất thuận tiện cho việc vận chuyển bằng đường thủy lẫn đường bộ. Đồng thời là một dãy núi liền khoảnh, có địa hình khá hiểm trở, nhiều hang hốc tự nhiên, nên trong kháng chiến chống Mỹ, Núi Bà đã được chọn làm căn cứ địa cách mạng Khu Đông của tỉnh Bình Định. Nơi đây là căn cứ hoạt động của Tỉnh ủy, các cơ quan của tỉnh, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh, Thị ủy Quy Nhơn và các Huyện ủy An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát. Từ căn cứ này, Tỉnh ủy đã chỉ đạo kháng chiến, mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo lực lượng vũ trang và cán bộ cơ sở cách mạng. Đây cũng là bàn đạp mở nhiều đợt tiến công, nổi dậy trong chiến dịch “Đồng khởi khu Đông” (1964), chiến dịch xuân Mậu Thân (1968). Sự tàn phá khốc liệt của đạn bom trên chiến trường khu Đông đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Và mùa xuân năm 1975, Núi Bà một lần nữa chứng kiến những giờ phút hào hùng. Tại Trảng Bàng, một địa điểm thuộc khu vực Sơn Rái, toàn bộ các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang của tỉnh, thị xã Quy nhơn và các huyện Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn đã làm lễ tuyên thệ. Với khí thế ấy, quân và dân Bình Định đã giải phóng thị xã Quy Nhơn ngày 31/3/1975, kết thúc thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước trên địa bàn tỉnh Bình Định. Có thể nói, căn cứ địa cách mạng Núi Bà như một người mẹ hiền che chở và nuôi giấu lực lượng cách mạng trong suốt thời kỳ chiến tranh gian khổ; ghi dấu tinh thần chiến đấu kiên cường của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Bình Ðịnh. Những địa danh như khu 10, Trạm xá Khu Đông, đồi Búp Sen, Vĩnh Hội, Hố Nhảy, hang Độn.

        Khu Căn cứ Núi Bà được xếp hạng di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia năm 1994 với 22 điểm di tích gắn liền với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Bình Định. Tượng đài Chiến thắng Núi Bà được xây dựng tại vị trí trung tâm Khu di tích cách mạng Núi Bà (dưới chân Núi Bà). Tượng cao khoảng 18m, được xây dựng bằng chất liệu bê tông cốt thép và phun phủ đồng. Công trình nhằm tưởng nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ, đồng bào đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, ghi tạc chiến công vẻ vang của quân và dân Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và nhằm phát huy truyền thống đó trong việc giáo dục các thế hệ hôm nay và mai sau.

        Đứng dưới Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, chúng ta sẽ càng tự hào hơn về tinh thần đấu tranh anh dũng của thế hệ cha ông và càng yêu hơn thắng cảnh Núi Bà đã được điểm tô thêm bằng máu xương của những người con trung hiếu, trở thành biểu tượng cho niềm kiêu hãnh, tự hào của Bình Định.

Trả lời