Hoài Ân: phát huy sáng tạo trong hoạt động chuyển đổi số

Chuyển đổi số, nâng cao năng lực số trong thanh niên

Thời gian qua, Huyện đoàn Hoài Ân đã phối hợp triển khai có hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của lực lượng công an, các đoàn thể chính trị, còn có sự đóng góp lớn của lực lượng đoàn viên thanh niên huyện nhà – những người luôn xung kích, tình nguyện đi đầu trong thực hiện các nội dung, yêu cầu của Đề án 06.

Đến nay, các cấp bộ đoàn trong toàn huyện đã thành lập gần 20 tổ công nghệ số cộng đồng tại 15 xã, thị trấn với sự tham gia của hơn 150 đoàn viên thanh niên. Các tổ này thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2. Tính từ ngày 30/6/2023 đến nay, đã có hơn 1.200 đoàn viên thanh niên trong toàn huyện tham gia tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt định danh điện tử tại các địa phương. Cán bộ đoàn viên các cấp đã thực hiện, hướng dẫn kích hoạt thành công hơn 5.535 tài khoản định danh điện tử ở mức 1 và 2.

Không chỉ xung kích trong thực hiện Đề án 06, nhiều cấp bộ đoàn ở Hoài Ân còn có sự linh hoạt và sáng tạo trong xây dựng các mô hình chuyển đổi số phù hợp với tình hình thực tiễn như: Mô hình “Phát huy vai trò của người có uy tín trong hoạt động chuyển đổi số”: Tại các xã, thị trấn các tổ công nghệ số thanh niên, đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến đã mạnh đề xuất với chính quyền địa phương cùng với những người có uy tín tại địa phương như: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, những người có uy tín trên các lĩnh vực … cùng đi với các tổ, đội cùng tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hiểu rỏ về việc chuyển đổi số. Từ đó người dân đã mạnh dạn để các tổ, đội lấy thông tin để thực hiện hỗ trợ cài đặt tài khoản DVC, VneID, các ứng dụng thanh toán điện từ…Từ đó tại 1 số xã chỉ tiêu về thực hiện hỗ trợ tài khoản cho công dân, phát sinh giao dịch thực tế đã đạt, vượt so với chỉ tiêu Huyện đoàn đề ra. Mô hình “Tiếng loa thanh niên”: Đoàn các xã, thị trấn đã triển khai mô hình “Tiếng loa thanh niên” để giúp đoàn viên thanh niên và nhân địa phương hiểu và nắm rõ hơn các chủ trương, quy định của Đảng, Chính phủ về chuyển đổi số, Đề án 06, Đề án 5299 từ đó hoạt động hỗ trợ các tầng lớp nhân dân cài đặt, sử dụng Dịch vụ công, các ứng dụng thanh toán điện tử, Vneid, VssID… diễn ra thuận lợi và đạt hiểu quả cao.

Để tiếp tục đưa công tác chuyển đổi số đi sâu hơn nữa vào đời sống xã hội, ngoài việc xây dựng các mô hình, Huyện đoàn Hoài Ân sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức cho mỗi đoàn viên thanh niên. Khi đoàn viên nhận thức và ứng dụng mạnh mẽ hơn việc chuyển đổi số vào hoạt động của đoàn và trong hoạt động đời sống của bản thân thì sẽ lan toả được mạnh mẽ ra cộng đồng xã hội.

Trả lời